Data dashboard là một loại của giao diện đồ họa người dùng (Graphical user interface). Cũng có thể hiểu Đây là báo cáo tiến độ dưới dạng trực quan hóa dữ liệu (data visualization). Bằng cách kết nối với các nguồn dữ liệu, các tệp, tệp đính kèm, dịch vụ và API của doanh nghiệp bạn. Sau đó hiển thị tất cả dữ liệu này dưới dạng bảng, biểu đồ đường, biểu đồ thanh.
Trong bài viết dưới đây Hoamitech.com sẽ giới thiệu cho bạn Dashboard là gì? Sự khác nhau giữa báo cáo truyền thống và Dashboard 09/2023. Cùng theo dõi bài viết nhé!
Giới thiệu về Dashboard
Định nghĩa
Dashboard là một bảng điều khiển kỹ thuật số hay một giao diện số. Được dùng để thu thập và tổng hợp dữ liệu của toàn bộ tổ chức. Với từng vai trò và mục đích sử dụng khác nhau. Giao diện số này sẽ khác nhau, dữ liệu tổng hợp khác nhau.
Dữ liệu được hiển thị trên Dashboard dưới dạng các chỉ số, các thông tin đo lường, dạng bảng, biểu đồ đường, biểu đồ thanh và đồng hồ đo,… Giúp cho người dùng tiết kiệm thời gian làm việc và trình bày các báo cáo.
Thông tin mà Dashboard mang lại
Dashboard đem lại những thông tin khái quát nhất về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chỉ bằng một màn hình. Tại đây hàm chứa những thông tin hoàn toàn dễ hiểu nhưng không quá nhiều. Phần giải thích ngắn gọn, súc tích và có kèm thêm một vài từ khoá quan trọng cùng các thước đo hạng mục.
Với báo cáo Dashboard này chúng ta có thể nhìn thấy các thước đo chỉ số hoạt động của doanh nghiệp trong hiện tại cũng như ở trong tương lai. Các hiệu suất so sánh ở quá khứ với hiện tại được minh hoạ bằng các đồ thị đa chiều. Việc gom báo cáo vào mục những tính năng thường xuyên sử dụng khiến công việc được tiết kiệm thời gian đi rất nhiều.
Đối tượng sử dụng và các dạng của Dashboard
Đối tượng sử dụng
Dashboard thường được thiết kế để giúp người ra quyết định. Giám đốc điều hành và lãnh đạo cấp cao xem xét thiết lập mục tiêu và lên kế hoạch trong tương lai. Giao diện số này phân tích dữ liệu dựa trên thông tin chi tiết, từ dữ liệu được thu thập trong một khoảng thời gian được xác định.
Các dạng của Dashboard
Dashboard cấp chiến thuật
Cung cấp cái nhìn tổng quan về hiệu suất hoạt động, mô tả ngắn gọn về tình hình hoạt động chung. Dữ liệu trong các bảng biểu sẽ được phân mảng. Các yếu tố được trình bày trên giao diện số này sẽ được vẽ theo xu hướng thời gian.
Một Dashboard lý tưởng ở cấp độ này cần biểu diễn thêm cả chỉ số đánh giá thực hiện công việc (Key Performance Indicator – KPI).
Dashboard cấp chiến lược
Ở cấp chiến lược, giao diện số này cần được trình bày với những con số chính xác nhất qua quá trình phân tích rõ ràng.
Dashboard cấp chiến lược được các CEO, CFO, CMO quan tâm nhiều. Bởi vì nó xác định những góc nhìn cụ thể, các đề xuất hành động mang tính chiến lược đã được cân nhắc kỹ lưỡng và tính toán cẩn thận.
So sánh Dashboard với báo cáo truyền thống
Report (báo cáo): Sau một quá trình đi xác minh thu thập thông tin. Họ báo cáo với cấp trên các số liệu với nhiều góc độ khác nhau. Các báo cáo riêng biệt luôn có sự độc lập khách quan, không liên quan nhiều với nhau.
Dashboard: Dựa vào sự phân tích, thu thập và tổng hợp các số liệu từ nhiều báo cáo khác nhau. Họ trình bày trên màn hình dưới dạng biểu đồ, bảng dữ liệu, tóm gọn mang tính khoa học cao. Đây là phương pháp rất logic và dễ hiểu giúp người đọc tập trung nhanh đến vấn đề cần chú ý đến.
So với báo cáo bình thường, Dashboard có phần trội hơn. Bởi ý nghĩa và các thông tin thể hiện trong đó.
Ưu điểm và nhược điểm của Dashboard
Ưu điểm
Tiết kiệm thời gian lập và trình bày báo cáo. Vì sự tự động hóa của giao diện số này tạo form mẫu có sẵn trên máy tính.
Dashboard sử dụng biểu đồ, bảng số liệu, so sánh, ngắn gọn. Nhưng đầy đủ một cách trực quan và sinh động giúp người xem nắm được khái quát toàn bộ vấn đề.
Cho phép người dùng linh hoạt tương tác để lựa chọn các phương án hoặc chỉ tiêu khác nhau.
Dễ dàng quản lý thông tin và phân tích được các dữ liệu quan trọng. Tiết kiệm thời gian và không mất nhiều công sức.
Nhược điểm
Giao diện số này thường được lập ra bởi các nhà phân tích kinh tế chuyên nghiệp. Nó phải bao hàm tất cả nội dung mà người lập muốn trình bày. Nhưng phải xúc tích và dễ dàng quan sát nên đòi hỏi yêu cầu cao, trình độ chuyên môn và khả năng lập trình tốt.
Ứng dụng của Dashboard trong kinh doanh
Dashboard giúp các nhà quản trị có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình của doanh nghiệp mình. Sau đây là một số ứng dụng của giao diện số này trong kinh doanh.
Performance KPI
Financial KPI
Sales report
Kết luận
Trong bài viết này, Hoamitech đã giới thiệu cho bạn Dashboard là gì? Sự khác nhau giữa báo cáo truyền thống và Dashboard 09/2023. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và sử dụng phần mềm này hiệu quả nhất nhé!
Đừng quên để lại bình luận bên dưới nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bài viết. Hoặc là những chủ đề hấp dẫn khác để tụi mình có động lực tiếp tục làm thêm nhiều chuyên mục khác nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đón đọc.