Nếu bạn mới bắt đầu làm quen với việc chụp ảnh bằng camera chuyên dụng, bạn sẽ phải bắt đầu tìm hiểu thêm các thiết bị đi kèm, chẳng hạn như Filter.
Trong bài viết dưới đây Hoamitech.com cùng bạn tìm hiểu Filter là gì? Các loại Filter hiện có 10/2024. Cùng theo dõi bài viết nhé!
Nội Dung Chính
Filter là gì?
Filter hay tạm dịch là lớp kính lọc. Là phụ kiện được sản xuất từ chất liệu thủy tinh, nhựa, resin, polyester và polycarbonate. Thường được lắp ở phía trước của ống kính camera với nhiều mục đích khác nhau
Bảo vệ ống kính máy ảnh
Với các sản phẩm lớp kính lọc chính hãng thường đóng vai trò bảo vệ thấu kính camera của bạn. Đặc biệt là trước những tác động trầy xước vật lý từ bụi, cát,… Từ đó giúp thấu kính trở bền bỉ theo thời gian mà không làm suy giảm chất lượng của ảnh.
Giảm lượng sáng đi vào
Đối với những bạn có thói quen chụp ảnh phơi sáng bằng camera chuyên dụng. Việc sử dụng các tấm lớp kính lọc sẽ giúp hạn chế lượng ánh sáng đi qua thấu kính. Từ đó tránh tình trạng ảnh bị cháy sáng do phơi sáng trong điều kiện độ sáng đang ở quá mức cần thiết.
Tạo hiệu ứng, màu sắc độc đáo
Thông qua những chiếc filter màu hay là lớp kính lọc tạo hiệu ứng. Bạn có thể thỏa sức sáng tạo và thể hiện chất riêng của bạn thông qua bức ảnh. Tuy nhiên, với sự phát triển của các phần mềm chỉnh sửa ảnh hiện nay. Trên cả điện thoại lẫn máy tính, số lượng người sử dụng những lớp kính lọc này đang ngày một ít dần.
Những loại Filter hiện nay
Dưới đây là 9 loại filter thường các nhiếp ảnh gia sử dụng, cũng như là chức năng trong các loại này trong nhiếp ảnh.
Loại filter | Kiểu chụp phù hợp | Chức năng |
UV | Tất cả | – Bảo vệ ống kính khỏi những tác động vật lý như bụi, đất, cát, độ ẩm,…
– Giảm tác động của UV lên chất lượng ảnh. |
Phân cực | Tất cả | – Lọc đi những vùng ánh sáng bị chênh mạnh.
– Giảm sự phản xạ của ánh sáng, tăng độ bão hòa và độ tương phản. |
Neutral Density (ND) | Chụp cảnh, chụp có flash | – Giảm đi lượng sáng đi vào trong lens.
– Hỗ trợ tốt trong việc chụp ảnh phơi sáng vào buổi sáng (sông, suối, thác). |
Hard-Edge Graduated Neutral Density (GND) | Chụp cảnh | – Được sử dụng trong trường hợp có sự tương phản mạnh về ánh sáng giữa hai vùng (đường phân cắt 2 vùng là đường thẳng).
– Hỗ trợ tốt trong việc chụp cảnh biển, hồ,… |
Soft-Edge Graduated Neutral Density (GND) | Chụp cảnh | – Được sử dụng trong trường hợp có sự tương phản mạnh về ánh sáng giữa hai vùng (đường phân cắt 2 vùng không phải đường thẳng).
– Hỗ trợ tốt trong việc chụp cảnh núi, rừng,… |
Reverse Graduated Neutral Density (GND) | Chụp cảnh | – Được sử dụng trong trường hợp ảnh chia thành ba mảng ánh sáng, với mảng giữa có độ sáng lớn cao nhất.
– Hỗ trợ tốt trong việc chụp cảnh hoàng hôn, bình minh (khi này bầu trời chia thành 2 mảng sáng). |
Màu sắc | Tất cả | – Giúp tạo hiệu ứng màu sắc cho bức ảnh.
– Phổ biến với máy ảnh phim hơn so với máy ảnh kỹ thuật số. |
Close-Up | Chụp ảnh macro | – Giúp cho máy ảnh có thể lấy nét cận hơn với vật chủ, thường dùng để chụp macro. |
Hiệu ứng đặc biệt | Tất cả | – Giúp tạo ra các hiệu ứng ánh sáng như ngôi sao, bokeh,… |
Các loại hình dáng phổ biến của filter
Nếu xét theo hình dáng và cấu tạo của lớp kính lọc. Hiện có 4 kiểu hiện đang có mặt trên thị trường. Bao gồm hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật và drop-in.
Hình tròn
Đây có lẽ là loại filter thông dụng nhất trên thị trường. Bạn có thể bắt gặp kiểu dáng này trên nhiều loại filter khác nhau. Chẳng hạn như UV, ND hay là lớp kính lọc màu. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng khi gắn lớp kính lọcnày vào trong thấu kính, bạn không thể gắn thêm nắp bảo vệ lens cho camera của bạn.
Hình vuông
Filter lọc hình vuông thường được có kích thước 3×3 hoặc là 4×4. Thường được sử dụng nhiều trong tình huống chụp ảnh phong cảnh. Để cố định được những loại filter này thì bạn cần sử dụng thêm giá đỡ (được gắn trực tiếp lên lens của máy ảnh). Bạn cũng có thể chồng nhiều filter cùng một lúc nếu cần.
Hình chữ nhật
Cách thức hoạt động cũng như cách sử dụng của filter hình chữ nhật cũng tương tự với filter hình vuông. Chỉ khác một điều là bạn có khả năng điều chỉnh filter để phù hợp với khung cảnh mà bạn đang chụp. Bạn có nhiều sự lựa chọn kích thước, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là 4×6.
Drop-in
Filter dạng drop-in thường được sử dụng đi kèm với ống kính tele. Thường sẽ là loại filter phân cực. Nhờ có kích thước lớn của thấu kính phía trước của ống kính tele. Bạn có thể dễ dàng thả những thấu kính này vào được.
Hướng dẫn cách sử dụng filter
Dựa vào các thông tin về chức năng của các kiểu filter khác nhau được đề cập ở trên. Bạn sẽ tự chọn cho mình sản phẩm thích hợp nhất cho từng trường hợp sử dụng. Nếu bạn muốn sáng tạo hơn, bạn hoàn toàn có thể ghép nhiều filter cùng một lúc thay vì sử dụng độc lập. Chắc chắc kết quả sẽ không làm bạn thất vọng.
Lưu ý, bạn nên chọn lựa filter chính hãng. Không nên mua hàng trôi nổi. Bởi việc sử dụng những filter kém chất lượng sẽ có thể ảnh hưởng đến khả năng ánh sáng đi vào trong lens.
Ngoài ra, trước khi bạn sử dụng các filter này. Thì thiết bị camera của bạn nên được chuyển sang chế độ chụp ảnh RAW. Để tạo được biểu đồ Histogram trước khi gắn filter. Bạn có thể tham khảo từ biểu đồ này để xác định đâu là filter phù hợp và liệu bạn có thực sự cần filter hay không.
Filter trên các phần mềm chụp ảnh
Với sự phát triển của các thiết bị điện tử như điện thoại hay là máy tính bảng. Người dùng có thể tự áp dụng filter “ảo” lên trên những bức ảnh của mình. Thậm chí, với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR). Một số ứng dụng còn có khả năng áp dụng các lớp kính lọc động lên video chỉ với vài thao tác đơn giản. Khác với filter vật lý thực tế (cần trang bị nhiều kiến thức).
Một số ứng dụng hiện nay có hỗ trợ nhiều filter hay ho mà bạn có thể tham khảo thêm là Instagram, TikTok, Ulike, Soda,…
Kết luận
Trong bài viết này, Hoamitech đã giới thiệu cho bạn công dụng của Filter trong nhiếp ảnh 10/2024. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và sử dụng phần mềm này hiệu quả nhất nhé!
Đừng quên để lại bình luận bên dưới nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bài viết. Hoặc là những chủ đề hấp dẫn khác để tụi mình có động lực tiếp tục làm thêm nhiều chuyên mục khác nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đón đọc.