MRP là gì? Đây là thuật ngữ được viết tắt khi áp dụng vào việc cung cầu nguyên vật liệu. Quy trình quản lý rất cần thiết cho các doanh nghiệp trong việc quản lý cung cầu hàng hóa. Và nếu bạn muốn cân bằng cung cầu, hãy tham khảo về quy trình MRP mới nhất 2024 trong bài viết sau đây nhé!
Nội Dung Chính
Sơ lược về MRP
MRP (Material Requirement Planning) là quy trình lập kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu được dùng trong doanh nghiệp trước khi đưa vào sản xuất hoặc mua hàng. MRP hoạt động dựa trên các yêu cầu đã đặt ra mà ta gọi đó là nguồn cầu trên cơ sở hàng tồn kho sẵn có và các yêu tố đầu vào để cung cấp cho kho mà ta gọi đó là nguồn cung.
Mục đích của việc thực hiện MRP nhằm cân bằng giữa cung và cầu của doanh nghiệp. Có 2 ý nghĩa quan trọng:
- Thứ nhất, MRP nhằm để lên kế hoạch các nhu cầu cần thiết trong kho để đáp ứng kịp thời việc cung cứng hàng hoá cho khách hàng hay cho sản xuất hoặc các mục đích sử dụng khác trong doanh nghiệp.
- Thứ hai, khi thiết lập MRP ta sẽ kiểm soát được các yêu cầu cung cấp hàng hoá đầu vào cho doanh nghiệp sẽ chạy theo các yêu cầu đã đề ra, tránh tình trạng dư thừa khi nhập kho hay là hàng tồn để quá lâu, không sử dụng được.
Trong phần mềm QAD, MRP hoạt động độc lập tại mỗi Site. Có nghĩa là kế hoạch nguyên vật liệu sẽ được xem xét độc lập với tồn kho, nhu cầu, nguồn cung tại những Site khác nhau.
Đầu ra của MRP bao gồm:
- Kế hoạch mua hàng: là kế hoạch mua nguyên vật liệu dùng để phục vụ chính cho quá trình sản xuất khi có yêu cầu xuất nguyên vật liệu dùng trong sản xuất.
- Kế hoạch sản xuất: nhằm mục đích chính là sản xuất ra thành phầm hay là bán thành phẩm theo các yêu cầu bán hàng, dự trữ, v.v..
Yêu cầu quản lý của MRP:
- Quản lý các kế hoạch mua hàng hoặc sản xuất về số lượng cần nhập kho, số lệnh sản xuất sẽ được tạo ra.
- Quản lý về mặt thời gian các kế hoạch mất bao nhiêu ngày để thực hiện, thực hiện theo mốc thời gian như thế nào.
Từ các thông tin quản lý trên, doanh nghiệp có thể đánh giá tổng quan được các dự án của doanh nghiệp sẽ thực hiện nhanh hay chậm để có thể điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu đã đặt ra.
Tác động của cung cầu đến việc lập kế hoạch sản xuất
MRP hoạt động dựa trên 2 cơ sở chính đó là Cung và Cầu. Đối với phần lập kế hoạch sản xuất, kết quả sản xuất cần được lập kế hoạch dựa trên các yêu cầu như sau:
Nguồn Cầu:
- Các kế hoạch cần sản xuất dự kiến (Master Schedule) – là các kế hoạch đã được lập khi chạy MRP vào kỳ trước nhưng vẫn chưa được triển khai thành lệnh sản xuất nên nó vẫn là yêu cầu và được liệt kê vào danh sách nguồn cầu.
- Các lệnh bán hàng đã được dự báo (Forecasts) – là các dự báo bán hàng theo từng kỳ, đem lại nguồn doanh thu ổn định cho doanh nghiệp hoặc được dự báo theo dự án, tuỳ mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
- Đơn hàng bán (Sales Orders) – là yêu cầu khách hàng đã đặt mua. Yêu cầu này doanh nghiệp cần phải có thành phẩm trong kho mới xuất bán được, vì vậy nếu hàng trong kho đang thiếu, doanh nghiệp cần phải sản xuất thêm thành phẩm. Lúc này thì các bạn chú ý đến phần Forecast (*).
(*)Việc lập một đơn hàng sẽ khiến nhu cầu bán hàng muốn bán giảm đi một phần đã đặt hàng.
- Các yêu cầu nội bộ (Intersite Requests) – yêu cầu sản xuất để sử dụng hay là những vấn đề khác.
- Dự báo sản xuất (Production Forecasts) – dự báo kế hoạch sản xuất thực hiện trong module forecast để nhập hàng thêm vào kho. Dự báo này khác với MRP ở chỗ được lên lịch thủ công vào một thời điểm, không được tính toán dựa trên các nguồn khác như MRP.
- Yêu cầu dự trữ hàng trong kho (Safety Stock Requirements) – yêu cầu tồn kho an toàn tuỳ theo mỗi item để đảm bảo rằng kho luôn có hàng, không để kho trong tình trạng thiếu hàng.
Nguồn Cung:
- Số lượng tồn kho thực tế (Nettable Quantity Onhand) – tồn kho trong các kho được phép để tính toán chạy MRP.
- Các lệnh nội bộ (Intersite Orders) – Các lệnh kiểm kê hàng hoá, kiểm kho định kỳ hay các lệnh nhập xuất khác ngoài lệnh sản xuất.
- Các lệnh sản xuất (Manufaturing Orders).
Khi MRP tổng hợp hết tất cả các nguồn cung và nguồn cầu và thực hiện chạy MRP sẽ cho ra kết quả là các kế hoạch sản xuất – gọi là Planned Order. Song song đó là các thông báo về các hoạt động sản xuất sắp tới cần đưa vào sản xuất theo các kế hoạch đã đề ra – Action Messages.
Tác động cung cầu đến việc lập kế hoạch mua hàng
Tương tự như ảnh hưởng đến phần sản xuất, phần lập kế hoạch mua hàng cũng dựa trên nguồn cung và cầu để chạy MRP.
Nguồn Cầu:
- Các kế hoạch cần sản xuất dự kiến (Master Schedule) – là các kế hoạch đã được lập khi chạy MRP vào kỳ trước nhưng vẫn chưa được triển khai thành lệnh mua hàng.
- Các yêu cầu nội bộ (Intersite Requests) – là các yêu cầu trữ hàng cho các mục đích khác ngoài việc sản xuất.
- Các yêu cầu xuất nguyên vật liệu (Component Requirements) – đây là yêu cầu chính và chủ yếu để một doanh nghiệp chuyên sản xuất thực hiện lên lịch để mua hàng.
- Yêu cầu dự trữ hàng trong kho (Safety Stock Requirements), tương tự như bên sản xuất.
Nguồn Cung:
- Số lượng tồn kho thực tế (Nettable Quantity On Hand)
- Các lệnh nội bộ (Intersite Orders)
- Các đơn mua hàng (Purchase Orders).
Đầu ra của MRP ở đây sẽ là các kế hoạch mua hàng, cũng được gọi là Planned Order như bên sản xuất, và đồng thời cũng có các thông báo cho các kế hoạch mua hàng cần phải thực hiện – Action Messages.
Nguyên nhân cần lập kế hoạch mua hàng MRP
Lập kế hoạch mua hàng hay tính nhu cầu sản xuất chi tiết theo công đoạn (Material Requirement Planning hoặc Manufacturing Resource Planning) thường gọi tắt là MRP.
- Thứ nhất, MRP tập trung vào một nguồn lực chính của doanh nghiệp là hàng hóa
- Thứ hai, Nó tập trung vào việc lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu sao cho hiệu quả nhằm đảm bảo lượng tồn kho tối thiểu cũng như chỉ đặt mua những hàng hóa thực sự cần thiết cho sản xuất. Nhờ vậy mà dòng tiền của doanh nghiệp sẽ lưu thông nhanh hơn do không bị đọng ở hàng tồn kho.
Điểm khác biệt giữa MRP và ERP 2024
ERP là tổng quát, MRP làm cụ thể hơn
ERP là một phần mềm quản lý toàn bộ doanh nghiệp. Nó được tự động hóa và tích hợp tất cả các hệ thống khác nhau trong một tổ chức thành một phần mềm duy nhất.
Phần mềm ERP bao phủ tất cả các khía cạnh của CRM từ đơn hàng qua thanh toán, bao gồm cả phần hành tài chính của doanh nghiệp mà khách hàng không bao giờ nhìn thấy. Nó chịu trách nhiệm cho kế hoạch hoạt động, theo dõi tồn kho và dữ liệu tài chính. Thêm vào đó, ERP cũng hỗ trợ xác định các quy trình kinh doanh và đảm bạo chúng được tuân thủ trong suốt chuỗi cung ứng.
MRP là một phần mềm chuyên biệt. Với MRP, bạn không thể truy cập tính năng quản lý tài chính hay tính năng của phần mềm CRM. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát nhiều hơn quá trình sản xuất mà không cần phải cố gắng tích hợp toàn diện như các chương trình ERP.
ERP bao gồm cả module MRP
MRP có thể là một module riêng của ERP. Ngày nay hầu hết ứng dụng ERP có thể xây dựng tính năng của MRP vào trong hệ thống bao gồm, quản lý nguyên liệu, quản lý phân xưởng, định mức, báo giá và lệnh sản xuất. Câu hỏi là, doanh nghiệp của bạn có cần tất cả các tính năng trên không? Trong một vài trường hợp, câu trả lời là không. Và đó là lý do tại sao một vài công ty lại chọn MRP chứ không phải là ERP.
Hệ thống nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn?
Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp, đặc thù của ngành cũng như nhu cầu quản lý của lãnh đạo. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một hệ thống phù hợp nhất, dưới đây là bảng so sánh điểm mạnh và điểm yếu của mỗi hệ thống.
Tạm kết
Trên đây là một vài thông tin về MRP. Mong rằng sau khi bạn đọc xong bài viết này, các bạn có thể hiểu thêm về MRP mới nhất 2024. Cũng như giúp bạn hiểu về phần mềm này trong việc cung cầu hàng hóa của doanh nghiệp. Nếu có thắc mắc hay có ý kiến, các bạn có thể để lại bình luận phía dưới bài viết này nhé!
Hoàng Phúc – Tổng hợp và Edit