Có thể nói hiện nay Excel được sử dụng rất nhiều đặc biệt là đối với những ai làm văn phòng và liên quan đến việc tính toán. Trong quá trình tính toán với các con số, bạn nhận được kết quả với những con số thập phân dài ngoằn và không đều nhau, để làm tròn những con số này có nhiều cách khác nhau. Vậy đâu là cách làm tròn số trong Excel tính hiệu quả nhất?
Trong bài viết dưới đây, Hoamitech.com sẽ giới thiệu đến bạn 6 cách làm tròn số trong Excel đơn giản và nhanh chóng nhất. Cùng tìm hiểu nhé!
Cách làm tròn số trong Excel không sử dụng đến hàm
Làm tròn số trong Excel trên một trang tính
Làm tròn số trong một định dạng số dựng sẵn
Trong danh sách Thể loại, tùy thuộc vào kiểu dữ liệu của các số, hãy bấm Tiền tệ, Kế toán, Tỷ lệ phần trăm hoặc Khoa học.
Trong hộp Vị trí thập phân, hãy nhập số lượng vị trí thập phân mà bạn muốn hiển thị.
Làm tròn số bằng cách thêm định dạng số
Bước 1: Chọn ô/dãy ô bạn muốn định dạng, sau đó chọn General trên thanh công cụ
Bước 2: Chọn Thêm định dạng số (More Number Formats).
Bước 3: Chọn định dạng phù hợp, chẳng hạn như Tiền tệ (Currency), Kế toán (Accounting), Tỉ lệ phần trăm (Percentage),…
Bước 4: Nhập số lượng vị trí thập phân mà bạn muốn hiển thị tại ô Vị trí thập phân (Decimal places).
Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện nhanh bằng công cụ Tăng thập phân (Increase Decimal) hoặc Giảm thập phân (Decrease Decimal) ở thanh công cụ.
Cách sử dụng hàm để làm tròn số trong Excel
Làm tròn số trong Excel bằng hàm ROUND
Đây là cách làm tròn số khá cơ bản nhưng vẫn còn một số bạn đặc biệt là những ai mới làm quen với Excel vẫn chưa biết, sau đây mình sẽ hướng dẫn lại hàm này.
Công thức: =ROUND(number,num_digits)
Trong đó:
- number: là số cần làm tròn
- num_digits: là số chữ số cần làm tròn.
Khi chúng ta nhập số giá trị dương cho num_digits thì làm tròn phía sau phần thập phân. Còn khi nhập giá trị dương cho num_digits thì làm tròn đến hàng chục, trăm, nghìn,…
Làm tròn số bằng hàm ROUDUP
Nghe tên hàm thì các bạn cũng có thể đoán được bản chất của hàm này sẽ cho ra kết quả như thế nào đúng không? Khi sử dụng hàm này các bạn sẽ nhận được số làm tròn lớn hơn số gốc, tất nhiên là giá trị lớn hơn không nhiều và tùy thuốc vào cách sử dụng hàm.
Về cơ bản thì công thức tương tự hàm ROUND
Công thức: =ROUNDUP(number,num_digits)
num_digits giá trị dương hay âm sẽ giống như hàm ROUND, giá trị dương sẽ làm tròn phía sau phần thập phân, và giá trị âm sẽ làm tròn đến hàng chục, trăm, …
Làm tròn số trong Excel bằng hàm ROUNDDOWN
Công thức: =ROUNDDOWN(number,num_digits)
Tương tự như hàm ROUND và ngược lại với hàm ROUNDUP, giá trị mà hàm ROUNDDOWN mang lại sẽ nhỏ hơn giá trị của số liệu gốc.
Phần num_digits chọn giá trị dương hay âm cơ bán giống 2 hàm trên.
Làm tròn với hàm MROUND_làm tròn đến bội số của số khác
Công thức: =MROUND(number,multiple)
Multiple: là số bạn cần làm tròn đến bội số của nó.
Chú ý:
- Khi number và multiple khác dấu, khi đó hàm sẽ báo lỗi #NUM!
- Khi number và multiple bằng nhau, lúc này kết quả chính số đó.
Kết quả hàm MROUND mang lại làm tròn lên khi number chia multiple lớn hơn hoặc bằng ½ multiple và ngược lại làm tròn xuống khi bé hơn ½ multiple.
Hàm CEILING và hàm FLOOR
Công thức:
= CEILING(Số cần làm tròn, significance)
= FLOOR(number, significance)
- Significance là số bạn cần làm tròn đến bội số của nó.
- Nếu number và Significance trái dấu hàm sẽ báo lỗi #NUM.
- Nếu number là bội số của Significance thì kết quả sẽ ra chính số đó.
Hai hàm này về cơ bản giống với hàm MROUND, đó là làm tròn tới bội số gần nhất của số được chỉ định, điểm khác chỉ là hàm CEILING sẽ làm tròn một số ra xa số 0 còn hàm FLOOR thì làm tròn trở về số 0.
Hàm EVEN – ODD làm tròn đến số nguyên chẵn và lẻ nhất
Hai hàm này đề theo nguyên tắc làm tròn chạy ra xa khỏi số 0.
Công thức:
=EVEN(number)
=ODD(number)
Làm tròn một số thành số nguyên với Hàm INT, TRUNC
Công thức:
=INT(numver)
=TRUNC(number, [num_digits])
Num_digits là một số nguyên chỉ cách mà bạn muốn bớt số. Tương tự hàm ROUND nếu num_digits:
- Là số dương: chỉ con số muốn giữ lại sau phần thập phân (nếu number là số thập phân)
- Bằng 0: cắt hết số thập phân nếu có
- Là số âm: Tức làm tròn number thành số nguyên đồng thờilàm tròn đến hằng chục, trăm, ngàn, … tức là theo bội số của 10.
Đối với số dương hai hàm này sẽ cho kết quả tương tự nhau như đối với số âm chúng cho kết quả là khác nhau. Ví dụ:
Chẳng hạn: Khi num_digits khác 0 thì hàm TRUNC khác với ROUND ở chỗ TRUNC cắt bớt số chứ không làm tròn như ROUND.
Những lưu ý khi làm tròn tiền trong kế toán
Việc làm tròn số tiền trong những công việc kế toán nội bộ như bán hàng, quỹ, công nợ… thì có thể được làm tròn theo quy định của doanh nghiệp.
Việc làm tròn này phải tuân theo quy định của nhà nước và đảm bảo đúng nguyên tắc làm tròn (thường làm tròn tới 0 để tránh phần thập phân) nhưng tổng số tiền phải khớp so với chứng từ (với hóa đơn VAT thì phần tiền trước thuế + tiền thuế phải bằng tổng số tiền phải thanh toán. Nếu phần nào làm tròn lên/xuống thì phần kia phải làm tròn ngược lại để đảm bảo nguyên tắc bù trừ.
Lời kết
Trên đây là bài viết tổng hợp các cách làm tròn số trong Excel mà Hoamitech.com muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích nhất, phần nào giúp cho việc tính toán trên Excel của bạn được thực hiện một cách đơn giản nhất. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích với bạn, đừng quên để lại bình luận phía dưới nhé!
Hồng Nhung – Tổng hợp và Edit