Làm lại bài trên SHub Classroom như thế nào? SHub Classroom là một công cụ học trực tuyến tiện lợi nhất hiện nay. Và bạn cũng sẽ phải làm bài và nộp bài trên ứng dụng này. Khi bạn không muốn giữ lại bài làm cũ, hoặc kết quả cũ không ưng ý, bạn muốn xóa nó đi. Vậy bạn hãy theo dõi bài viết để biết cách làm và nộp bài trên SHub Classroom hiệu quả nhất 2023 nhé!
Tham gia lớp học trên SHub Classroom
Bước 1: Tại giao diện chính của ứng dụng SHub Classroom, bạn chọn Tìm lớp học.
Bước 2: Một hộp thoại mở lên. Bạn nhập mã của lớp học mà bạn muốn truy cập vào. Sau đó chọn tham gia để gửi yêu cầu vào lớp. Với một số trường hợp, bạn phải cần được giáo viên duyệt thì mới có thể tham gia vào lớp học được.
Bước 3: Sau khi chờ được duyệt, bạn sẽ thấy thông báo. Sau đó chọn vào lớp mà bạn muốn tham gia.
Cách làm lại bài trên SHub Classroom 2023
Để làm lại bài trên SHub Classroom, rất đơn giản các bạn chỉ cần tắt hẳn ứng dụng sau đó đăng nhập lại. Bài tập mà bạn vừa thực hiện trên lớp học của SHub Classroom sẽ không được hệ thống tính sau đó. Và dĩ nhiên, bạn truy cập lại và thực hiện bài tập vừa rồi từ đầu thôi.
Nộp bài sau khi làm lại bài trên SHub Classroom
Một lớp học sẽ bao gồm rất nhiều bài tập, đề thi từ giáo viên mà bạn đang ôn luyện. Để làm bài tập nào thì các bạn chọn vào phần bài tập đó và chọn Bắt đầu để thực hiện.
Khi bạn nhấn vào Bắt đầu, hệ thống sẽ hỏi thông báo thời gian làm lại và hỏi xem bạn có chắc chắn muốn làm bài tập này không. Sau đó bạn chỉ cần nhấn Đồng ý để xác nhận.
Mỗi câu hỏi sẽ có các đáp án A, B, C, D. Để chọn đáp án cho câu hỏi bạn chỉ cần nhập vào các ô câu hỏi tương ứng. SAu khi đã hoàn thành các câu hỏi, bạn bấm vào Nộp bài.
Hệ thống sẽ hỏi lại xem bạn có chắc chắn muốn nộp bài không. Bạn chọn Đồng ý để hoàn tất bài kiểm tra.
Xem thêm: Giải đáp thắc mắc SHub Classroom có quét được thiết bị điện tử không? 03/2023
Tạm kết
Trên đây là một vài thông tin về cách làm và nộp bài trên SHub Classroom thành công 2023. Mong rằng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn có thể biết cách làm lại bài khi không ưng kết quả cũ. Cũng như cho bạn một cơ hội làm lại bài khi bài tập đó quá khó hoặc thuộc môn khác.
Nếu có thắc mắc hay có ý kiến, các bạn có thể để lại bình luận phía dưới bài viết này nhé!
Hoàng Phúc – Tổng hợp và Edit